Địa chất Địa_danh_trong_tiểu_thuyết_Đạo_Mộ_Bút_Ký

Hang động xác chết (thi động)

Xuất hiện lần đầu trong phần Thất tinh Lỗ vương cung (七星鲁王宫). Là hang động có nhiều xác chết. Muốn vào trong hang động và trở ra an toàn thì trong đoàn người đi phải vừa có người sống và người chết. Theo truyền thuyết thì tại vùng Sơn Đông, người dân cho những đứa trẻ ăn thịt người từ nhỏ để có thi khí trong người.

Thai Côn Luân

Là một hiện tượng tự nhiên kỳ lạ, hay trong dân gian thường nói là nơi hội tụ linh khí của đất trời. Trong lòng nham thạch, sông băng hay cây cổ thụ thường tự sinh ra một vật kì quái mang hình dạng trẻ con, trong sách cổ gọi là “địa sinh thai”. Theo truyền thuyết, qua hàng vạn năm biến hóa, một số địa sinh thai sẽ thành tinh, như Tôn Ngộ Không là một ví dụ. Trong một quyển bút kí thời nhà Đường có ghi, vào những năm cuối thời Tây Hán có truyền thuyết rằng dưới đáy hồ băng lớn trên Côn Luân, Người Tạng trong vùng đã phát hiện ra một băng thai khổng lồ, vì thế “địa sinh thai” còn được gọi là “Thai Côn Luân”. Sau này người ta còn xây một ngôi miếu trên rốn đứa bé gái kia, tên là Côn Luân đồng tử miếu. Trong phong thủy, Thai Côn Luân là bảo huyệt trời định, không giống những huyệt vị phong thủy mà con người tìm ra. Không ai có thể chủ động tìm được long mạch có thể sinh ra Thai Côn Luân, mà chỉ có cách chờ cho Thai Côn Luân bắt đầu hình thành, được người nào đó tình cờ phát hiện, kế đến là đào thai ra rồi xây dựng lăng mộ trong đó. Trong lịch sử chỉ ghi lại duy nhất một người được táng tại Thai Côn Luân, đó chính là Hiên Viên.

Liên quan